Hàm VLOOKUP trong excel dùng để tìm kiếm một giá trị a nào đó của một cột x (column x) nào đó, tính từ hàng/dòng thứ m (row m) đến hàng/dòng thứ n (row n) (trong đó m < n). Hàm VLOOKUP() rất có ích và được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi.
Cú pháp:
=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- lookup_value: giá trị cần dò tìm
- table_array: một vùng để dò tìm lookup_value, cột đầu tiên trong table_array sẽ dùng để dò tìm giá trị lookup_value, table_array có thể cùng sheet hoặc khác sheet với lookup_value, đồng thời table_array có thể cùng file hoặc khác file với lookup_value.
- col_index_num: dùng để chỉ định thứ tự cột trong table_array để trả về giá trị tương ứng, nếu tìm thấy, cột đầu tiên được tính là 1
- range_lookup: có hay không vẫn được, thông người người ta dùng 3 tham số đầu tiên là đủ. Chú ý: những tham số được để trong dấu ngoặc vuông [] thì có hay không vẫn không sao (có thể bỏ qua). range_lookup có 2 giá trị như bên dưới:
- TRUE: những giá trị trong cột đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
- FALSE: VLOOKUP sẽ chỉ tìm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn
Chú ý, nếu bạn bỏ không dùng giá trị range_lookup, hoặc được thiết lập TRUE thì cột đầu tiên của của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng, nếu không thì hàm VLOOKUP của bạn sẽ chạy không đúng.
Ví dụ:
Giả giử bạn có 2 sheet có tên lần lượt là “Sheet1” và “Sheet2”, chứa dữ liệu bên dưới:
Sheet1:
Sheet2:
Giá trị cột “Năm sinh” của Sheet2 được lấy từ Sheet1 thông qua hàm VLOOKUP và giá trị dò tìm & cột dò tìm là cột MCC (mã chấm công) của 2 sheet.
Hàm VLOOKUP được đặt ở cột “Năm sinh” của Sheet2 như sau:
Dòng 2 –> 5 lần lược như sau:
=VLOOKUP(A2,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A3,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A4,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A5,Sheet1!A2:C5,3)
Kết quả trả về của Sheet2 như bên dưới
Nguồn: Tổng hợp từ Internet.