Hướng dẫn tạo máy ảo Vmware workstation

Vmware workstation là phần mềm ảo hóa được sử dụng rất phổ biến hiện nay, hỗ trợ ảo hóa cho máy trạm cài đặt nhiều nền tảng hệ điều Windows, Linux, MAC OS, Netware, Solaris,… Nếu các bạn chưa biết cách sử dụng Vmware workstation thì có thể xem tham khảo hướng dẫn tạo máy ảo Vmware workstation trong bài viết này nhé, trong bài này mình dùng Vmware workstation 15.5.

Cách tạo máy ảo Vmware workstation:

Mở Vmware Workstation > chọn Create a New Virtual Machine để tạo máy ảo mới.

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 01

– Chọn Typical (recommended) > chọn Next

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 02

– Chon Installer disc image file (iso) > chọn Browse để chọn  file source .ISO của hệ điều hành > chọn Next

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 03

– Nhập thông tin Full name, user name và password cho hệ điều hành > Next

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 04

– Đặt tên cho máy ảo và nơi lưu máy ảo > chọn Next để tiếp tục

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 05

– Thiết lập dung lượng cho ổ cứng của máy ảo, tuy theo nhu cầu sử dụng và dung lượng khả dụng của máy thật mà chọn dung lượng phù hợp (ở đây mình cài test nên chỉ cho dung lượng 20 GB) > chọn store virtual disk as a single file để lưu máy ảo trong 1 file > chọn Next để tiếp tục

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 06

– Chọn Finish để hoàn tất quá trình tạo máy ảo Vmware

Cách tạo máy ảo Vmware workstation 07

Thay đổi thiết lập cấu hình máy ảo Vmware:

Một trong những ưu điểm của máy ảo là có thể thay đổi cấu hình các phần cứng như tăng số core CPU, tăng dung lượng RAM, ổ cứng, cạt mạng một cách dễ dàng và nhanh chóng, chỉ cần tắt máy ảo và thực hiện thay đổi cầu hình.

Để thay để cấu hình phần cứng: chọn máy ảo cần thay đổi > chọn Edit virtual machine settings

thiết lập cấu hình máy ảo Vmware 01

Thay đổi dung lượng RAM: chọn Memory > ở mình tăng RAM lên 2 GB bằng cách kéo thanh trượt lên 2 GB vào chọn OK.

thiết lập cấu hình máy ảo Vmware 02

– Thay đổi số core của CPU: ở đây mình tăng CPU lên 4 core

– Lưu ý: khi tăng RAM, CPU phải trong giới hạn tài nguyên cho phép của máy thật. Khi thay đổi dung lượng của ổ cứng phải backup dữ liệu trước khi thay đổi.

thiết lập cấu hình máy ảo Vmware 03

Thay đổi thiết lập card mạng: có 4 mode thiết lập card mạng

+ Bridged: kết nối trực tiếp với mạng vật lý thật, có ip cùng lớp với máy thật và truy cập được Internet thông qua máy thật. Đây là mode chúng ta thường sử dụng nhất.

+ NAT: máy ảo sẽ dùng cơ chế NAT nên IP máy ảo sẽ khác lớp với IP máy thật, nhưng vẫn truy cập được Internet.

+ Host-only: máy ảo là một mạng riêng tách biệt và không thể truy cập được internet.

+ Custom: mode này cho phép chúng ta chọn lớp mạng của máy ảo, sử dụng trong trường muốn xây dựng hệ thống mạng gồm nhiều máy tính khác lớp mạng.

thiết lập cấu hình máy ảo Vmware 04

Như vậy chỉ cần vài thao tác chúng ta đã tạo được máy ảo Vmware và cấu hình các thông số cho máy ảo để cài đặt hệ điều hành CentOS 8.

Chúc các bạn thành công.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top